5 mẹo chi tiêu tiết kiệm "nhỏ mà có võ" cho người thu nhập thấp

Đừng bao giờ xem thường các khoản chi phí nhỏ. Những khoản chi dù nhỏ nhưng nếu thấy không thực sự cần thiết, bạn nên cắt giảm để tiết kiệm tiền bạc. Với mức thu nhập thấp, việc tính toán chi tiêu càng cần được lập một cách chặt chẽ để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt gia đình, tránh lãng phí. 

Chúng ta không thể làm giàu chỉ bằng việc tiết kiệm song tiết kiệm là điều rất quan trọng, giúp chúng ta có được những khoản tiền để lo cho tương lai. Vậy phải làm thế nào khi thu nhập hiện tại của bạn khá khiêm tốn?

Điều quan trọng là hãy xác định rõ mức độ ưu tiên của các khoản chi và biết bản thân cần gì, từ đó lập cho mình kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp. Với 7 mẹo nhỏ dưới đây, bạn vẫn có thể sống thoải mái mà tiết kiệm được một khoản kha khá cho tương lai.

1. Trả các khoản nợ lãi suất cao trước

//thoidaiplus.giadinh.net.vn/5-meo-chi-tieu-tiet-kiem-nho-ma-co-vo-cho-nguoi-thu-nhap-thap-d232071.html

Để lập cho mình một bảng chi tiêu hợp lý, trước tiên hãy thống kê các khoản nợ của bạn (nếu có) để biết rằng mình cần giải quyết khoản nào trước.

Liệt kê các khoản và vạch ra kế hoạch thực hiện trả các khoản nợ có lãi suất cao trước. Nên nhớ, kế hoạch này phải trong tầm tay chứ không phải lập ra kế hoạch quá thách thức, ngoài tầm với, khiến bản thân dễ chán nản khi mới bắt đầu.

2. Lập ngân sách chi tiêu

Đây là bước không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch tiết kiệm nào. Đặc biệt với người có thu nhập thấp, ngân sách chi tiêu càng cần được lập một cách cẩn thân. Việc này sẽ giúp bạn quản lý và kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn.

Đầu tiên bạn cần theo dõi các khoản thu chi trong 3 tháng gần nhất để rút ra được hạn mức cần thiết cho từng khoản chi tiêu hàng tháng. Trong ngân sách chi tiêu, các khoản chi cần được lập ra một cách khoa học, phân rõ ràng với hạn mức cụ thể để sử dụng một cách hợp lý.

Để xây dựng ngân sách chi tiêu khoa học và hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như Kakeibo của người Nhật, phương pháp 6 chiếc hũ hay 50/30/20... Hãy nhớ luôn theo dõi các khoản chi tiêu bằng việc ghi lại hàng ngày để dễ dàng kiểm soát và cân đối lại ngay khi thấy có dấu hiệu không ổn.

3. Cắt giảm các khoản không cần thiết

Đừng bao giờ xem thường các khoản chi phí nhỏ. Những khoản chi dù nhỏ nhưng nếu thấy không thực sự cần thiết, bạn nên cắt giảm để tiết kiệm tiền bạc. Với mức thu nhập thấp, việc tính toán chi tiêu càng cần được lập một cách chặt chẽ để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt gia đình, tránh lãng phí.

Ví dụ, bạn thường có thói quen uống cà phê hay trà đá, hãy cắt giảm dần khoản tiền này và thay vào đó là tự chuẩn bị đồ uống. Bạn cũng có thể chuẩn bị đồ ăn trưa sẵn từ nhà, ăn sáng ở nhà để tiết kiệm chi phí. Cắt giảm những khoản nhỏ này sẽ giúp bạn có thêm một khoản dư dả hàng tháng để sử dụng cho những khoản mục hữu ích hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tiết kiệm bằng cách dùng chung internet hay cắt bỏ các dịch vụ không thực sự cần thiết như cáp truyền hình...

4. Mua sắm khoa học và tiết kiệm

Bạn cần nhớ tiết kiệm không có nghĩa là bạn phải chi tiêu một cách tằn tiện. Hãy duy trì cho mình thói quen chi tiêu khoa học và luôn nhớ nguyên tắc "chi ít hơn thu".

Hãy lập một danh sách những thứ bạn muốn mua rồi sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đâu là thứ bạn cần mua và đâu là thứ bạn muốn mua. Nên nhớ, cần và muốn là hai khái niệm rất khác nhau. Những thứ cần thiết sẽ được ưu tiên để mua được và sau đó là xét đến những thứ bạn muốn mua.

Trước khi đi mua sắm, tốt nhất nên ghi ra giấy trước những thứ bạn muốn mua để hạn chế việc mua sắm tùy thích theo cảm xúc. Thêm vào đó, với những sản phẩm có hạn sử dụng dài, thuộc nhu cầu thiết yếu của gia đình, bạn có thể mua nhiều để hưởng các chương trình khuyến mại, chiết khấu.

Đối với những sản phẩm có giá trị lớn, nên lên kế hoạch tiết kiệm trước khi bỏ tiền ra mua và nhớ là sản phẩm đó phải thực sự hữu ích.

5. Kéo dài tuổi thọ các vật dụng

Các sản phẩm đều có tuổi thọ nhất định và là một người sử dụng thông minh, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của chúng. Đây chính là một cách giúp bạn tiết kiệm được những khoản không nhỏ.

Ví dụ với các sản phẩm làm bằng gỗ trong nhà, hãy nhớ luôn tránh các sản phẩm chất tẩy rửa có chứa amoniac vì amoniac có thể làm hư hỏng đồ gỗ của bạn. Bên cạnh đó thường xuyên lau bụi bẩn trên đồ gỗ bằng khăn vải mềm khô, sạch, không dùng chất đánh bóng có hàm lượng rượu cao...

Đối với các thiết bị điện máy, cần bảo dưỡng định kỳ và đúng kỹ thuật. Chọn các sản phẩm có công suất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, rút phích điện khi không sử dụng để tiết kiệm điện năng.