Con trai 12 tuổi mắc ung thư phổi, người mẹ tiết lộ thói quen ăn sáng, bác sĩ kết luận ngay nguyên nhân

Không ít bác sĩ thắc mắc là vì sao mới 12 tuổi cậu bé đã mắc bệnh ung thư phổi. Chia sẻ của người mẹ đã khiến nhiều người phải sững sờ.

Một cậu bé 12 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc) bị ung thư phổi khiến các bác sĩ phải sững sờ. Ban đầu, mẹ cậu bé phát hiện con mình xuất hiện một cục u to trên xương đòn và đưa đến bệnh viện khám.

Kết quả sinh thiết khối u cho thấy kết quả cậu bé bị ung thư phổi phế quản nguyên phát, giai đoạn cuối. Bác sĩ điều trị cho biết cậu bé là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh ung thư phổi mà ông từng gặp trong sự nghiệp của mình.

Cậu bé đang được thực hiện sinh thiết phổi. Ảnh Sohu

Mẹ cậu bé không giấu được nỗi buồn và nói trong nước mắt: "Về cơ bản, gia đình chúng tôi không ăn sáng. Con trai lại rất lười ăn, không uống nước nhiều và chỉ uống đồ ngọt và thường xuyên thức khuya".

Sau khi nghe chia sẻ của bà mẹ, các bác sĩ đánh giá tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ nhỏ tuy thấp nhưng hầu hết nguyên nhân khởi phát ung thư phổi đều có liên quan đến ô nhiễm môi trường, thói quen xấu (chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ), căng thẳng tinh thần, yếu tố di truyền... Bệnh nhân 12 tuổi này dù không hút thuốc lá nhưng có thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi.

Bác sĩ cũng lưu ý rằng, việc ăn đều đặn 3 bữa/ngày và thời gian làm việc, nghỉ ngơi đều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Tác hại của việc trẻ không ăn sáng

Bỏ bữa sáng dễ dẫn đến sỏi mật, đau dạ dày

Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ảnh hưởng đến việc học của trẻ

Để tránh các tác hại của việc không ăn sáng, hãy đảm bảo rằng con bạn luôn được ăn sáng đầy đủ. Ảnh minh họa

Một tác hại của việc không ăn sáng khác là não bị thiếu dưỡng chất. Cũng giống như các cơ quan khác, não cần có năng lượng để có thể hoạt động đúng cách và việc trẻ ăn đủ bữa với đầy đủ dưỡng chất chính là nguồn cung cấp năng lượng cho não.

Thói quen bỏ bữa ăn sáng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng tiếp thu của trẻ. Điều này có thể lý giải tại sao kết quả học tập của trẻ sút kém hoặc thua các trẻ khác.

Dẫn đến tình trạng béo phì

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn song thực tế là bỏ bữa sáng làm gia tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ có xu hướng ăn lượng thức ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể ở các bữa ăn sau đó và các bữa ăn vặt.

Ăn sáng đúng giờ và đầy đủ giúp hình thành thói quen ăn uống kỷ luật và lành mạnh, một thói quen rất tốt cho cơ thể. Do đó, việc trẻ được ăn sáng đầy đủ dưỡng chất với những bữa ăn phong phú có thể giúp ngăn chặn mọi cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn quá mức cơ thể cần. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.