Dấu hiệu cảnh báo trẻ có khả năng chậm phát triển, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm

Cha mẹ nên nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển ở trẻ để có phương hướng điều trị kịp thời cho bé.

Khả năng vận động kém

Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bé chậm phát triển trí tuệ. Ảnh minh họa

Trí não phát triển không bình thường, khả năng vận động của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Từ vấn đề lẫy, ngồi, bò, đi đều sẽ chậm hơn so với các em bé khác. Đặc biệt dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ càng biểu hiện rõ nét ở việc tập đi của bé. Nếu con từ 18 tháng, thậm chí đến 3 tuổi còn chưa biết đi thì cha mẹ phải hết sức lưu ý.

Không cứng cổ, không thể quay đầu

Khi em bé chào đời, kỹ năng đầu tiên bé thành thạo là mút tay. Đặc biệt là khi em bé được 3 tháng tuổi, bé rất thích mút tay. Đây chính là kỹ năng thể hiện khả năng phối hợp tay và mắt của bé và là một tín hiệu lành mạnh cho thấy sự phát triển bình thường của bé. Khi đạt 3 tháng tuổi, 1 em bé bình thường đã cứng cổ, có thể ngẩng đầu, xoay cổ bình thường. Tuy nhiên, một số em bé bị rối loạn phát triển vận động khó có thể thành thao kỹ năng này, bố mẹ nên chú ý.

Ngôn ngữ không rõ ràng

Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi mà vẫn hiếm khi cười, đó là dấu hiệu cho thấy sự thất thường của trí não. Ảnh minh họa

Trẻ nhỏ bình thường từ 7 tháng đã bắt đầu nói ê a, đến 1 tuổi thì bập bẹ được vài từ đơn. Sang 1,5 tuổi trẻ có thể nói được nhiều từ hơn, 2 tuổi đã trả lời được các vấn đề đơn giản cha mẹ đặt ra và tới 3 tuổi trẻ có khả năng biểu đạt được chuẩn xác ý nghĩ của mình.

Ngược lại, nếu trẻ mãi không nói được, khi bố mẹ hướng dẫn, phản ứng của trẻ rất chậm thì cần phải đặc biệt lưu ý. Nguyên nhân có thể do bố mẹ giao tiếp quá ít với trẻ hoặc trung tâm ngôn ngữ trong não của bé chậm phát triển.

Không nhạy cảm với các kích thích bên ngoài

Từ khi sinh ra, bé đã biết khóc, cười, sợ hãi, cáu kỉnh… Khi bé lớn lên, biểu hiện của những cảm xúc này trở nên rõ ràng hơn. Nếu em bé của bạn không nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, bố mẹ nên chú ý hơn với bé. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên đưa con đi khám để cải thiện về vấn đề.