Khác biệt rõ ràng giữa trẻ ngủ và không ngủ trưa bao giờ, từ trí tuệ, chiều cao đến khả năng miễn dịch

Đối với trẻ nhỏ, ngủ trưa là một việc rất cần thiết để giúp bé phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần.
baner-1652835424.png

Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ từng thực hiện một cuộc nghiên cứu và kết quả cho thấy những người ở các độ tuổi khác nhau có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Đặc biệt sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là khá lớn.

Gấc ngủ ngắn không chỉ là một thói quen tốt cho trẻ mà còn có nhiều tác dụng hơn thế, do đó nhiều chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên rèn cho con thói quen ngủ trưa, nhằm giúp bé phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần tốt hơn.

lm0801-j01-title01-1653008635.png

Sự khác biệt giữa 2 đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa là gì?

Thực tế nhiều người không quan tâm đến giấc ngủ trưa, tuy đây là thói quen không quá lớn nhưng nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một đứa trẻ. Dưới đây là những lợi ích khi trẻ duy trì giấc ngủ trưa đều đặn.

Trẻ thường xuyên ngủ trưa có sức khỏe tốt

Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard cho thấy những đứa trẻ thường xuyên ngủ trưa có khả năng miễn dịch cao và sức khỏe tốt hơn.

Điều này chủ yếu là do khi trẻ ngủ trưa, cơ thể sẽ kích thích các tế bào thanh L duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Trẻ có tâm trạng tốt

Khi có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa sẽ giúp cho trẻ không bị quá sức, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ.

Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giữ cho trẻ thói quen ngủ trưa có thể giúp giảm bớt lo lắng và trầm cảm về mặt tinh thần. Ngược lại, những đứa trẻ 2 tuổi không được đảm bảo giấc ngủ trưa có phản ứng cáu giận, bực bội nhiều hơn những đứa trẻ được ngủ trưa đầy đủ.

ngu-trua-1-1653008816.jpg

Giấc ngủ trưa tuy là thói quen không quá lớn nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một đứa trẻ.

Trẻ có trí nhớ tốt

Một nhà khoa học ở Mỹ từng phát hiện 600 trẻ em từ 3-6 tuổi làm một bài kiểm tra về trí nhớ và giấc ngủ ngắn. Những đứa trẻ được cho xem một tấm thẻ, và kết quả cho thấy những đứa trẻ ngủ trưa có thể nhớ được 70% nội dung của thẻ, trong khi những đứa trẻ không ngủ trưa chỉ nhớ được 30%.

Ông kiểm tra lại vào ngày hôm sau và thấy rằng những đứa trẻ ngủ trưa vẫn giữ ở mức 70%, trong khi những đứa trẻ không ngủ trưa giảm xuống còn 20% .

Điều này cho thấy giấc ngủ ngắn có tác động như thế nào đến trí nhớ của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng trí nhớ kém của con cái họ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, do đó vị chuyên gia này khuyến khích hãy bắt đầu với việc trau dồi cho trẻ những giấc ngủ ngắn.

Trẻ có xu hướng cao lớn hơn

Một báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% chiều cao của trẻ là do di truyền, và 30% phụ thuộc vào các yếu tố mắc phải. Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển thể chất nhanh chóng trước 6 tuổi.

Bố mẹ nên nắm bắt thời kỳ này và hình thành thói quen cho trẻ ngủ trưa. Vì trong giấc ngủ trưa, cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.

tam-trang-1653008849.jpg
Trẻ ngủ trưa thường xuyên sẽ có thể trạng và tinh thần tốt hơn.

Đạt hiệu quả học tập cao

Báo cáo từ một cuộc khảo sát sát cho thấy 80% trẻ học tốt duy trì thói quen ngủ trưa, bởi trong quá trình học hỏi kiến ​​thức, não bộ của trẻ là bộ phận có thể tiêu thụ và vận hành nhiều nhất.

Chợp mắt có thể giúp não bộ đang hưng phấn nghỉ ngơi, thúc đẩy sự mở rộng các kết nối tiếp hợp giữa các bộ não và cải thiện mức độ thông minh.

Vì vậy, ngủ trưa đúng cách có thể để não bộ được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng, tiếp tục cống hiến cho việc học, từ đó hiệu quả học tập sẽ cao hơn.

lm0801-j01-title03-2-1653008687.png

Làm thế nào để trẻ ngủ trưa nhanh hơn?

Để trẻ phát triển toàn diện về trí não lẫn thể chất, bố mẹ nên sớm rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ trưa, đặc biệt cần chú ý một số vấn đề sau.

lm1805-j01-info-01-1653008734.png

Tạo không gian ngủ yên tĩnh

Cấu trúc sinh lý của con người thường xuất hiện hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn. Sau khi trẻ đã tiêu hóa thức ăn, nếu bố mẹ muốn con đi vào giấc ngủ càng sớm càng tốt thì có thể kéo rèm trong phòng ngủ lên, bật một vài bản nhạc nhẹ hoặc đọc sách truyện. Trong bầu không khí như vậy, đứa trẻ sẽ từ từ chìm vào giấc ngủ.

Ngược lại, nếu bố mẹ không chú ý mà bật nhạc hoặc trò chuyện lớn có thể khiến trẻ trở nên hưng phấn hơn hay khó tập trung, điều này cản trở việc đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên của trẻ.

Hạn chế cho trẻ xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Nhiều trẻ em hiện nay thích nghịch điện thoại, xem phim hoạt hình trên TV trước khi ăn hay khi ngủ.

Các nhà khoa học tại Viện Bách khoa Rensselaer, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng việc xem các thiết bị điện tử như điện thoại di động có thể làm giảm 22% melatonin trong não.

Melatonin là một loại hormone có thể giúp con người cải thiện giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, không nên liên tục để trẻ nhìn vào các thiết bị điện tử.

ngu-trua-2-1653008764.jpg

Bố mẹ nên tạo không gian yên tĩnh để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Không cho trẻ ăn trưa quá no

Trẻ nhỏ chưa hiểu cảm giác đói và no, nếu ăn nhiều sẽ cảm thấy khó chịu, buổi trưa khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy, sau khi ăn trưa, hãy để trẻ nghỉ ngơi hơn mười phút, và sau đó đi ngủ trưa.

Các enzym tiêu hóa trong dạ dày hoạt động để tạo ra các chất hóa học giống như giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Ngược lại, nếu trẻ ăn quá no, nhu động đường tiêu hóa của trẻ sẽ tăng tốc, có thể khiến trẻ đi lại liên tục, không muốn ngủ.

Lên giờ ngủ khoa học và cố định

Với những trẻ nhỏ, việc ngủ trưa sẽ trở nên khó khăn hơn nếu trước đó bố mẹ không cho con ngủ giờ này bao giờ cả hoặc không đều đặn.

Hãy tạo thói quen ngủ cố định cho trẻ ngay từ bây giờ, dần dần qua mỗi ngày khi vào thời điểm trưa trẻ sẽ tự giác ngủ, bố mẹ sẽ thấy việc này dễ dàng hơn bao giờ hết.

ngu-trua-3-1653008789.jpg

Hãy tạo thói quen ngủ cố định cho trẻ ngay từ bây giờ, dần dần qua mỗi ngày khi vào thời điểm trưa trẻ sẽ tự giác ngủ.