Khối nội tạng "lộ thiên" bên ngoài cơ thể của bé 3 tuổi

Thích nghi sớm với hoàn cảnh ngặt nghèo, Laurel Phizaclea hiện tại bình thường như những đứa trẻ khác.

Bạn sẽ thế nào khi một ngày nào đó phát hiện trong cơ thể của mình có một khối nội tạng nằm ngoài cơ thể?

Mọi chuyện bắt đầu từ khi Kelly, 30 tuổi cùng chồng Sean Phizacklea 34 tuổi, đến từ Cambridge, Anh đi siêu âm thai nhi ở tuần thứ 12, hai vợ chồng cô đã đã sớm biết con gái có phần nội tạng bất thường.

Suốt thời gian mang thai, người mẹ thường xuyên kiểm tra sự phát triển của thai nhi thậm chí có thời gian phải siêu âm liên tục.

Hình ảnh siêu âm của thai nhi khiến Kelly và chồng bị sốc nặng.

Các bác sĩ đề nghị gia đình nên xem xét và chấm dứt thai kỳ nhưng cô Kelly không thể làm như vậy, cô quyết định sinh đứa trẻ trong sự ngăn cản của mọi người.

Ngày 6/6/2018 tại bệnh viện Addenbrookes, thiên thần nhỏ Laurel Phizaclea chào đời.

Laurel Phizaclea chào đời trong niềm hân hoan của gia đình.

Người mẹ nhớ lại: "Chúng tôi không thể tin vào những gì bác sĩ đã nói. Nhưng tôi rất yêu đứa bé này do đó tôi quyết định làm tất cả có thể để giữ bé".

Cho đến nay, đã ngoài 2 tuổi, bé Laurel Phizaclea vẫn sống khỏe mạnh với một khối nội tạng lồi ra ngoài cơ thể gồm dạ dày gan và ruột.

Bé gái vẫn có thể sinh hoạt như bình thường nhưng phải cẩn thận hơn để tránh gây vết thương trên khối u bên ngoài cơ thể.

Theo các bác sĩ hầu hết những trẻ sơ sinh mắc chứng này đều phải tiến hành phẫu thuật và đưa các cơ quan vào lại bên trong cơ thể. Nhưng trường hợp của Laurel Phizaclea có chút khác biệt.

Cô bé cảm thấy thích thú chứ không sợ hãi và phiền toái vì căn bệnh hiểm nghèo.

Tình trạng thoát vị của bé Laurel quá nặng, cả dạ dày, gan và ruột đều thoát hết ra ngoài nên các bác sĩ sẽ không thể làm gì cho đến khi bé 3 tuổi.

Do da đã hình thành quanh các cơ quan nội tạng thoát ra, Laurel có thể ăn uống và đi toilet như những đứa trẻ khác. Tất nhiên, cha mẹ cô bé vẫn phải luôn để mắt nhằm tránh tất cả các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Do kích thước các bộ phận bên ngoài cơ thể quá lớn nên khó có thể can thiệp cho đến khi Laurel Phizaclea 3 tuổi. Chính vì sự bất thường đó mà Laurel Phizaclea còn gặp tật chấn thương ở cột sống.

Nhưng cha mẹ, Kelly và Sean, những người chăm sóc phải thường xuyên băng bó "quả bóng" nội tạng của cô bé, để mắt đến bé để không xảy ra bất kỳ vết thương nào nếu không khó có thể cứu chữa.

Kelly chia sẻ: "Bản thân tôi không hiểu bằng cách nào chúng tôi có thể lạc quan trong suốt thời gian thai kỳ. Thực sự trông như thể bé khó có cơ hội sống sót sau sinh nhưng gia đình tôi chưa bao giờ từ bỏ hy vọng. Đến giờ chúng tôi rất tự hào về bé. Laurel luôn lạc quan vui vẻ khiến chúng tôi kinh ngạc mỗi ngày".

Dự kiến, đến năm 2021, Laurel sẽ trải qua ca phẫn thuật tại bệnh viện King's College, London.