Không phải hoàng hậu hay phi tần, "lần đầu tiên" của hoàng đế là với ai?

Người đầu tiên "hầu hạ" hoàng đế không phải hoàng hậu hay phi tần mà thực chất là một người phụ nữ khác.

Ở thời phong kiến cổ đại Trung Quốc, con người thường kết hôn rất sớm, từ khi mới 13-14 tuổi. Đối với hoàng đế, người có vô vàn thê thiếp trong hậu cung, lại có trách nhiệm phải sinh con nối dõi, mở rộng gia tộc thì chuyện hôn nhân và sinh con lại càng quan trọng hơn.

Nhiều người nghĩ rằng người phụ nữ đầu tiên "hầu hạ" hoàng đế thường là hoàng hậu hoặc một phi tần trong hậu cung. Tuy nhiên trên thực tế, "lần đầu tiên" của hoàng đế lại là một người hoàn toàn khác.

Theo ghi chép từ thời nhà Thanh của Trung Quốc, trước khi hoàng đế tiến hành đại hôn, sẽ tuyển chọn ra 8 cung nữ đặc biệt. 8 cung nữ này phải có tướng mạo xinh đẹp, đoan trang, cơ thể lành lặn, tâm hồn trong sáng, tính tình ngoan ngoãn và lễ độ, còn trinh nguyên, lớn tuổi hơn hoàng đế. Nhiệm vụ của họ chính là cùng hoàng đế trải nghiệm "chuyện chăn gối", dạy những kỹ năng "chuyện ấy". Vì vậy, họ mới là người đầu tiên "hầu hạ" hoàng đế.

Ảnh minh họa.

Điều này sẽ giúp hoàng đế có nhiều kinh nghiệm chốn phòng the để sau này khi tiến hành hôn sự có thể dễ dàng kiểm soát chuyện nam nữ, bình tĩnh xử lý mọi chuyện mà không bị bỡ ngỡ, vừa giúp hoàng thượng lẫn phi tần không bị hoảng sợ. Đồng thời, hoàng đế là người bận rộn chuyện chính sự, lúc nào cũng có trăm công nghìn việc nên sự hiểu biết sớm về "chuyện chăn gối" cũng giúp kiểm soát thời gian tốt hơn.

Khi được lựa chọn, địa vị của 8 cung nữ này ắt hẳn cũng không còn như trước nữa. Tuy mang danh cung nữ nhưng họ không cần phải hầu hạ ai mà vẫn được phát lương hàng tháng đều đặn. Thậm chí, họ còn được quyền sai bảo, sắp xếp những cung nữ cấp dưới làm những công việc để chăm sóc hoàng đế.

Bên cạnh những cung nữ này thì vú nuôi cũng có thể là nữ nhân đầu tiên phục vụ hoàng đế. Thời xưa, mỗi hoàng tử sinh ra đều có vú nuôi chăm sóc, cho ăn cho uống từ nhỏ, đôi khi còn thân thiết hơn mẹ ruột. Là người thân cận, sống chung từ nhỏ đến lớn, quan hệ vô cùng thân thiết và gần gũi nên vú nuôi cũng dễ dàng tạo thiện cảm với hoàng đế, trở thành người "khai sáng" những kinh nghiệm phòng the cho hoàng đế. Minh Hi Tông Chu Do Hiệu - vị vua thứ 16 thời nhà Minh của Trung Quốc - và vú nuôi Khách thị của ông là một trong những trường hợp như vậy.

Ảnh minh họa.

Tuy được hầu hạ hoàng đế nhưng sau này, số phận của những cung nữ hoặc vú nuôi đều khá hẩm hiu. Đa phần họ đều phải tiếp tục sống thân phận thấp hèn của mình và phục vụ trong hoàng cung, may hơn thì có thể được cho về quê nghỉ hưu, nếu không chỉ có thể chấp nhận chết già trong cung.

Chỉ có số rất ít cung nữ may mắn được lòng hoàng đế thì mới có cơ hội đổi đời, được tấn phong làm phi tử, có cuộc sống sung túc hơn, tuy nhiên do có xuất thân thấp hèn nên cuộc sống cũng không hề dễ dàng, phải chịu nhiều sức ép và thiệt thòi trong cuộc chiến tranh giành sủng ái chốn hậu cung.