Mạo nhận chủ đất nghìn mét ở Thủ Đức để đòi đền bù trái pháp luật

Lợi dụng giai đoạn công ty chuyển giao sau khi cổ phần hóa, ông Nguyễn Văn Thành đã tự nhận là chủ đất ở Thủ Đức để đòi doanh nghiệp có vốn Nhà nước bồi thường trái pháp luật. Nhiều năm qua, ông Thành xây dựng nhiều nhà trọ trên khu đất, thu lời số tiền rất lớn từ tài sản có nguồn gốc của Nhà nước.

Trước đó, năm 2019, Tổng giám đốc Công ty Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) tiến hành thủ tục ký biên bản thỏa thuận đền bù đất với ông Trần Văn Thành. Tuy nhiên, quá trình rà soát hồ sơ đền bù cho thấy khu đất này trước đây do ông Nguyễn Thế Trọn đứng tên, ông Thành chỉ là người mua lại nền đất sau khi đã được công ty đền bù.

Lý giải về việc HDTC ký thỏa thuận đề bù với ông Thành, đại diện doanh nghiệp cho biết thời điểm ký biên bản thỏa thuận, HDTC mới được cổ phần hóa, Tổng giám đốc mới về Công ty, chưa nắm hồ sơ pháp lý và nhầm tưởng đất là của ông Trần Văn Thành nên đã tiến hành hiệp thương đền bù.

Trong quá trình hiệp thương, phía công ty phát hiện hồ sơ của ông Trần Văn Thành có nhiều sai phạm nên xin trích lục công văn, văn bản liên quan đến hồ sơ đền bù và phát hiện ra sự thật “chấn động”.

mao nhan chu dat nghin met o thu duc de doi den bu trai phap luat dspl 1

mao nhan chu dat nghin met o thu duc de doi den bu trai phap luat dspl 2

Những văn bản cho thấy người sở hữu khu đất là ông Nguyễn Thế Trọn, ông Trọn đã nhận đền bù từ trước năm 2002.

Cụ thể, diện tích đất 1.116 m2 mà ông Trần Văn Thành tự nhận là của mình để hiệp thương đền bù với HDTC thực chất là của ông Nguyễn Thế Trọn. Trước đó, vào năm 2002, sau khi dự án khu đô thị An Phú – An Khánh được Thủ tướng phê duyệt, ông Trọn đã đồng ý và ký xác nhận chuyển đổi lô đất này và được chính quyền sở tại cũng như chủ đầu tư đồng ý hoán đổi 172m2 đất tại dự án.

Diện tích đất 1.116 m2 của ông Trọn nằm vào phần diện tích đã hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hồ sơ này có sự xác nhận của chính quyền địa phương và UBND phường An Phú. Theo Biên bản bàn giao đất và hiện trạng diện tích đất số 276 được ký ba bên (giữa UBND phường An Phú, HDTC, ông Nguyễn Thế Trọn) vào ngày 30/12/2002, ông Trọn đã đồng ý “nhận tiền đền bù và giao đất cho chủ đầu tư triển khai dự án theo quy hoạch”. Tại Biên bản cam kết ký nngày 30/12/2002 với UBND phường An Phú, ông của ông Trọn cũng xác nhận nhận tiền đền bù và cam kết “xin trao trả lại chính quyền địa phương diện tích đất” nói trên để chủ đầu tư triển khai dự án theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau khi ông Trọn nhận tiền đền bù và bàn giao lại khu đất theo đúng quy định pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ đầu tư dự án là Công ty HDTC, cụ thể đó là các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: BV 559772; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BV 560000 …

Theo HDTC, quá trình hiệp thương đòi đền bù khu đất bất hợp pháp này, ông Trần Văn Thành đã không cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý dẫn đến tự ngộ nhận đất là của mình và đòi hỏi HDTC bồi thường với tỷ lệ quá cao.

Luật gia Nguyễn Xuân Đạt phân tích, ông Trần Văn Thành có dấu hiệu của hành vi gian dối, giả mạo là chủ đất để đòi được bồi thường là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù khu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HDTC nhưng ông Thành vẫn ngang nhiên xem thường pháp luật, chiếm dụng bất hợp pháp khu đất dẫn đến công tác triển khai đầu tư hạ tầng thực hiện không được đồng bộ, không bàn giao nền đất cho các khách hàng đã ký hợp đồng hoán đổi với công ty, dẫn đến hàng loạt khiếu nại, khiếu kiện, không hoàn thiện được công tác hạ tầng để triển khai thực hiện dự án.

Đặc biệt, nếu HDTC không kịp thời rà soát về pháp lý và không kịp thời phát hiện ra hành vi gian dối của ông Thành sẽ vô hình chung dẫn đến hành vi sai phạm của rất nhiều cá nhân, nhân viên công ty trong việc “bắt tay” với ông Thành để kê khai gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước (Công ty HDTC có 30% vốn Nhà nước).

Từ các căn cứ pháp lý nói trên, HDTC cho biết các thỏa thuận trước đây giữa công ty và ông Trần Văn Thành sẽ không còn hiệu lực và được hủy bỏ.

Quan sát của phóng viên cho thấy, lô đất bất hợp pháp mà ông Thành tuyên bố “chủ quyền” hiện đang được xây dựng thành các căn nhà cho thuê. Trong khi ông Thành hàng năm thu về số lợi rất lớn thì tài sản Nhà nước lại bị thâm hụt, chảy vào túi cá nhân. Những hành vi gian dối của ông Thành cũng dẫn đến nhiều hệ lụy khi dự án vướng phải khiếu kiện, phát vỡ quy hoạch, dự án không thể đồng bộ được triển khai.

Để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, luật gia Nguyễn Xuân Đạt đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra cần khởi tố vụ án, làm rõ dấu hiệu vi phạm phát luật của ông Thành để ngăn chặn hành vi phạm tội có thể xảy ra.