Một phút giả vờ bỏ đi khi con trai ăn vạ, mẹ cả đời hối hận khôn nguôi

Không thể chấp nhận thái độ mè nheo của con trai, người mẹ nhanh chóng rời đi để con lại một mình, nhưng rồi sự việc xảy ra khiến cô hối hận khôn nguôi.

Trang ETToday cho hay, sự việc xảy ra ở Trung Quốc vào khoảng 9h ngày 12/3 vừa qua.

Cụ thể, thời điểm này, một người mẹ đang dắt con trai nhỏ đi trên đường thì cậu bé bỗng quấy khóc, không chịu đi tiếp, một mực dừng lại đòi mẹ bế.

Thay vì vội vàng ngồi xuống dỗ dành rồi thuận theo ý muốn của con, người mẹ lại giả vờ như không thấy, quay lưng đi tiếp về phía trước.

Sau khi mẹ rời đi, cậu bé ngồi xuống chờ nhưng một lúc sau thấy mẹ đi xa, cậu vé vùng lên đứng dậy định đuổi theo. Chẳng ngờ vừa chạy được mấy bước bé bị xe con màu trắng tông trúng.

Lúc này, người mẹ nghe thấy tiếng động vội quay lại thì con đã ngã xuống đường. Nữ tài xế xe ô tô cũng phanh gấp và xuống xe xem xét tình hình cậu bé.

Đời sống - Một phút giả vờ bỏ đi khi con trai ăn vạ, mẹ cả đời hối hận khôn nguôi

Em bé bị ô tô tông trúng thương tâm. 

Thấy sự việc, những người xung quanh cũng vội vàng chạy lại đưa bé đến bệnh viện. Có lẽ, ý định dạy con một bài học đã khiến người mẹ nhận "cái kết đắng" và cô đã rất hối hận trong tình huống này.

Trước cách dạy con trên, nhiều cư dân mạng cũng liên tưởng tới một số cách dạy con phản cảm khác. Theo đó, nickname N.T cũng chia sẻ câu chuyện dạy con của một cặp ông bố bà mẹ ở Hà Nội.

“Tôi từng thấy một cặp vợ chồng chia sẻ họ đã nhốt con trai 2 tuổi trong phòng kín một mình chỉ vì bé ăn vạ. Tuy nhiên, bà nội của bé không đồng ý cách làm này và phản đối kịch liệt. Họ chia sẻ câu chuyện và nhờ cư dân mạng phân xử.

Kết quả, đa số cư dân mạng đều đồng ý với bà nội của bé, không nên nhốt con vào phòng kín chỉ vì con ăn vạ. Tôi đồng ý với quan điểm này, thiếu gì cách dạy con lúc bé mè nheo, ăn vạ nhỉ”, anh N.T cho hay.

Làm sao khi con ăn vạ?

Từ đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng một vài vật dụng nhỏ trong gia đình như chiếc chăn, quả bóng hay thậm chí là chai nước... có thể làm dịu cơn giận dữ của trẻ một cách dễ dàng.

Ngoài ra, khi trẻ con khóc hờn tức giận đến nỗi không thể nghe những gì bạn đang nói, hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách làm điều gì bất ngờ.

Amanda Rueter, một cựu cố vấn sức khỏe tâm lý viết blog cho biết, hãy lên giọng, tắt đèn, nhảy lên nhảy xuống hay thì thầm... để đánh lạc cơn giận của con.

Đơn giản hơn, bạn hãy đố con một câu đố nào đó buộc con phải tập trung nghĩ cách tìm câu trả lời mà quên mất cơn giận.

Bên cạnh đó, bạn có thể ôm con và vỗ về. Hãy nhớ, những cái ôm từ bố mẹ là điều tuyệt vời nhất. Bạn có thể nghĩ cách mới mẻ hơn để ôm con tạo sự bất ngờ thu hút trẻ.

Đời sống - Một phút giả vờ bỏ đi khi con trai ăn vạ, mẹ cả đời hối hận khôn nguôi (Hình 2).

Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ hãy bình tĩnh tìm cách xử trí (Ảnh minh hoạ)

Sonja Kromroy,nhà trị liệu tâm lý tại tại tại trung tâm Wild Tree Health, ở St. Paul (Mỹ) chia sẻ, hãy đề nghị con chơi trò giả vờ thổi nến nhiều lần, hoặc khoanh tay trước ngực, nhắm mắt và vỗ nhẹ những ngón tay tạo cảm giác bướm đang bay. Những cái chạm nhẹ sẽ kích thích giúp con giảm cảm giác tức giận, cân bằng cảm xúc.

Còn nữa, bạn hãy luôn ở thế chủ động. Nếu con bạn khóc lóc, mè nheo vì muốn được đáp ứng một nhu cầu (vô lý) nào đó, như chơi điện thoại, đừng chiều theo ý con. Nếu con không muốn làm một điều gì đó, như dọn đồ chơi, hãy thử tìm cách khác. Thay vì nói "Con phải dọn ngay", bạn thử "Đến giờ các bạn đồ chơi đi ngủ rồi, con đưa các bạn về nhà nhé".

Việc trẻ em gào khóc, mè nheo, ăn vạ là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé và hầu như bé nào cũng phải trải qua nhiều lần. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần biết cách xử lý với các cơn giận của con một cách hợp lý, với tất cả sự kiên nhẫn và bao dung.

Cơn cáu giận nào rồi cũng sẽ qua đi, nhưng sẽ để lại những bài học lớn cho trẻ về hành vi và cảm xúc. Không có đứa trẻ nào hư, chỉ có những đứa trẻ chưa có điều kiện để hiểu về cảm xúc và biết cách kiểm soát cảm xúc của mình mà thôi.

Lam Anh (T/h)

Theo Người Đưa Tin Pháp Luật