Ngày nào cũng ăn cơm chiên trứng mẹ làm, bé trai 5 tuổi nhập viện nguy kịch

Không yên tâm để con ăn hàng, chị Xiao Tao tự làm tại nhà cho con nhưng không ngờ vẫn gây hại sức khỏe cho con.

Bé trai 5 tuổi nhập viện vì thường xuyên ăn cơm chiên trứng

Món cơm chiên trứng có nhiều calo, cholesterol dễ gây nên tình trạng huyết áp cao, mỡ máu. Ảnh minh họa

Chị Xiao Tao (Trung Quốc) có một cậu con trai 5 tuổi. Cậu bé có sở thích ăn cơm chiên trứng và thường xuyên đòi mẹ cho ăn món này khi đi ăn hàng. Lo sợ món ăn ngoài hàng không được đảm bảo, chị Xiao Tao nghĩ đến việc tự làm ở nhà cho con. Vì thế, cứ mỗi ngày con trai đi học về chị Xiao Tao đã đặt sẵn một bát cơm chiên trứng trên bàn để bé ăn lót dạ.

Tình trạng này kéo dài được 1 tháng thì chị phát hiện con có những biểu hiện không khỏe trong cơ thể, khuôn mặt nhăn nhó suốt ngày nên đã đưa bé đi bệnh viện để thăm khám. Kết quả thật bất ngờ, đứa trẻ bị mỡ máu cao. Theo bác sĩ "thủ phạm" chính là món cơm chiên trứng có nhiều calo, cholesterol dễ gây nên tình trạng huyết áp cao, mỡ máu.

Bác sĩ cũng nói thêm, không phải tất cả các bệnh nhân bị bệnh đều được chữa khỏi nhưng may thay con trai chị Xiao Tao nằm trong số may mắn, tình trạng bệnh thuyên giảm.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, mỗi loại thực phẩm có chứa những chất dinh dưỡng tốt khác nhau nhưng việc dung nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác.

Cách đây không lâu, một cậu bé có tên Dương Dương ở Trung Quốc đã tử vong sau khi ăn trứng. Câu chuyện khiến người bà của em mãi mãi ân hận.

Ăn quá nhiều trứng một lúc, ăn nhanh gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Theo chia sẻ, ngày hôm đó người bà đã mang một giỏ trứng từ quê lên để bổ sung cho cháu trai. Vì là trứng gà quê tự tay nuôi và thu hoạch nên bà rất yên tâm. Bà đã nấu ngay vài món trứng cho cháu trai ăn và thúc cháu nên ăn nhiều thêm một ít bà sẽ rất vui. Sau khi ăn không hết trứng, người bà tiếp tục cho số trứng còn lại vào trong tủ lại để bữa sau ăn tiếp.

Suốt những ngày sau đó, bữa nào cậu bé 4 tuổi cũng được bà bổ sung trứng. Tuy nhiên, vài ngày trôi qua, thấy cháu xuất hiện tình trạng ngất xỉu, toàn thân yếu ớt, quá sợ hãi nên bà nội đã vội vàng gọi điện cho bố mẹ cậu bé về đưa Dương Dương đến bệnh viện. Bác sĩ mặc dù đã nỗ lực cấp cứu nhưng không thành công, cuối cùng Dương Dương đã qua đời.

Như vậy, tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Để bé có thể phát triển toàn diện, các mẹ nên tuân thủ 2 quy tắc sau khi chế biến đồ ăn cho trẻ:

1. Ít dầu và muối

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, các chất dinh dưỡng cần đa dạng. Nếu trẻ chỉ ăn những thứ mình thích thì các chất dinh dưỡng hấp thụ không đầy đủ.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ và muối có thể gây nên các bệnh về tim mạch và khả năng trao đổi chất của trẻ không khỏe như người lớn nên dễ gây các tác động tiêu cực. Vì thế, các món ăn chế biến cho trẻ cần tránh nhiều dầu mỡ và muối.

2. Tăng cường trái cây và rau quả

Rau củ quả và trái cây rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa

Thông thường rất ít trẻ thích ăn rau quả và trái cây mà chủ yếu muốn ăn thịt, đồ chiên. Tuy nhiên, rau củ quả và trái cây rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu bé không thích ăn mẹ cần phải khéo léo phối hợp, chế biến, tạo hình hấp dẫn, thu hút trẻ ăn chứ tuyệt đối không được để trẻ ăn theo nhu cầu.

Trẻ ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe?

Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia - bộ Y tế cho biết:

- Với trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần;

- Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa/tuần;

- Trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng;

- Trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Dù là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều trứng vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nên tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau.