Những điều cần biết về căn bệnh đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, dù là đang làm việc gắng sức hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn, bị vỡ, gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não bộ. Khiến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy; các tế bào sẽ chết đi sau vài phút nếu vấn đề thiếu hụt này không được khắc phục.

Tùy từng nguyên nhân, đột quỵ là do tắc nghẽn mạch máu não hay do vỡ mạch máu não, được phân loại thành nhồi máu não hay xuất huyết não.

Nhồi máu não: Còn gọi là thiếu máu não cục bộ, được xem là tình trạng giảm lưu lượng máu cung cấp đến cơ quan não một cách đột ngột, khiến cho động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc toàn phần. Tình trạng nhồi máu não chiếm đại đa số những ca lâm sàng đột quỵ thường gặp, với tỉ lệ khoảng 80%.

Đột quỵ do nhồi sọ não là do động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc toàn phần

Đột quỵ xuất huyết não: Có tên gọi khác là xuất huyết nội sọ, là một trường hợp khác của tai biến mạch máu não, xảy ra tình trạng máu động mạch tràn vào nhu mô não đột ngột, gây tổn thương não cấp tính. Mặc dù tỷ lệ của xuất huyết não thấp hơn nhồi máu não rất nhiều, chỉ chiếm khoảng 20%; nhưng tình trạng bệnh lý này có mức độ nguy hiểm cao hơn, gây biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao.

Mỗi vùng trên não có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tùy theo vùng tổn thương, mà gây ra những triệu chứng khác nhau cho người bệnh. Nếu tổn thương vùng vận động có thể gây ra yếu liệt tay chân, liệt nửa người. Vùng cảm giác sẽ gây ra mất cảm giác, cảm giác tê bì; vùng ngôn ngữ sẽ không nói được hoặc không hiểu được ngôn ngữ…

Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa

Thông tin từ trung tâm Đột quỵ - bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân trẻ (từ 18 – 44 tuổi) chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại trung tâm.

Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong "giờ vàng". Lý do của việc đến viện muộn là do người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Khi đến viện muộn, bệnh nhân đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với các dấu hiệu sau: Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người); Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói; Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt; Đột ngột đau đầu dữ dội; Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn…

Nếu có các triệu chứng như vậy, có thể là không rõ ràng, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để kịp "giờ vàng" cứu não.

Cần chú ý các dấu hiệu ban đầu của đột quỵ, kể cả lúc không rõ dàng. Ảnh minh họa

Với với người trẻ, để giảm nguy cơ đột quỵ cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nếu có cần điều trị sớm. Nên thay đổi thói quen, sinh hoạt khoa học, bỏ thuốc lá, bỏ rượu.

Với bệnh nhân trong gia đình có người từng bất thường mạch máu, tăng động nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để được sàng lọc loại trừ yếu tố nguy cơ”.

Khoảng 1/3 các ca đột quỵ xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua, xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não. Yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút có thể xuất hiện do các cơn thiếu máu não thoáng qua. Sau đó khả nặng vận động có thể sớm trở lại, điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ não.

Phương pháp cấp cứu bệnh nhân đột quy đúng cách

Để khỏi để mất "giờ vàng" cứu não, người phát hiện bênh nhân đột quỵ có phương án sơ cứu đúng cách, bao gồm:

Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương

Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.

Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.

Đột quỵ gây ảnh hưởng rất xấu đến người mắc. Sau đột quỵ, bệnh nhân thường khó hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường. Với người nhà bệnh nhân, đột quỵ tạo gánh nặng kinh tế trực tiếp.

Thống kê của tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với con số khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm; tức trung bình mỗi 6 giây có một ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới, có hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm. Trung bình 6 người có một người bị đột quỵ, nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Tại Việt Nam, bộ Y tế cho biết, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, có tỷ lệ từ 10-20%, cao hơn nhiều lần so với một số nguyên nhân tử vong phổ biến khác. Trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thì khả năng tàn phế, lệ thuộc cao. 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại.