Những sai lầm khiến trẻ ngày càng bướng bỉnh, cha mẹ Việt thường mắc phải

Cha mẹ Việt thường có thói quen đứng cao hơn hoặc chỉ thằng tay vào mặt trẻ nhưng đó là cách nuôi dạy sai lầm khiến trẻ bướng bỉnh thêm bội phần.

Một đứa trẻ được học về cách kiềm chế bản thân, tôn trọng người khác sẽ biết cách cư xử tử tế cũng như ngoan ngoãn hơn so với những đứa trẻ bị bỏ qua việc dạy dỗ này. Bước đầu tiên của việc dạy dỗ con trở thành những đứa trẻ tử tế chính là dừng lại những hành động mà bố mẹ thường làm dưới đây:

Khi trẻ bướng bỉnh hay cáu giận, cha mẹ thường đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn và chỉ thẳng tay vào mặt trẻ

Sự thật là đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn trẻ là những tư thế không tốt để giải tỏa cảm xúc của trẻ. Ảnh minh họa

Điều này là rất sai lầm, hành vi, cử chỉ này chủa cha mẹ chỉ phản ánh sự phẫn nộ tột cùng của cha mẹ với trẻ, đồng thời cũng sẽ làm cho sự tức giận của trẻ tăng thêm. Tư thế được khuyên là bạn và trẻ ngang tầm mắt nhau, khi đó năng lượng của cơn giận sẽ bị triệt tiêu và trẻ dễ lắng nghe bạn hơn. Hãy ngồi xuống hoặc bế trẻ ngồi trên ghế cao để bạn và trẻ có thể giao tiếp mắt với nhau dễ dàng.

Tiếp tục la mắng khi trẻ có những biểu hiện phản ứng lại

Khi trẻ gặp phải tình huống trẻ luôn chống đối, phản ứng lại trong mỗi cuộc tranh luận, cha mẹ hãy ngừng tranh luận, cho trẻ chút thời gian suy ngẫm giữ khuôn mặt nghiêm và đừng quan tâm đến hành vi của trẻ, trong một thời gian nhất định.

Trong lúc trẻ tự ngẫm thì cha mẹ cũng nên bình tâm lại. Khi cả đôi bên cùng nguôi con tức giận, cha mẹ và trẻ sẽ dễ dàng nói chuyện hơn. Nếu trẻ nhỏ quá bướng và khóc trên tay bạn, hãy đặt trẻ nằm xuống giường hoặc để ai khác bế, bạn hãy nghỉ ngơi. Sự kì diệu sẽ đến!

Cố kéo trẻ dậy khi trẻ nằm ra lăn lóc

Cha mẹ đừng cố kéo đứa trẻ lên khi trẻ muốn ném cơn giận của bản thân xuống sàn nhà. Ảnh minh họa

Việc trẻ nằm lăn ra sàn khóc khi bướng bỉnh là rất thông thường. Hành vi này của trẻ có thể xảy ra ở bất kì đâu. Do đó, khi gặp tình huống này, cha mẹ đừng cố kéo đứa trẻ lên khi trẻ muốn ném cơn giận của bản thân xuống sàn nhà vì khi bạn làm vậy trẻ thực sự phản ứng rất mạnh mẽ và cơn giận sẽ vẫn cháy âm ỉ. Hãy đợi tầm 1-2 phút tùy vào tình huống và mức độ giận dữ của trẻ.

Trước việc học cách điều chỉnh cảm xúc, trẻ đôi lúc bối rối và ném cảm xúc đó xuống sàn nhà, trẻ cần những phút giây để cảm xúc được bộc lộ. Sau thời gian bộc lộ cảm xúc, bạn nhẹ nhàng ngồi xuống thấp/tựa gối xuống sàn nhà và hỏi: Con có muốn đứng dậy, chúng ta sẽ nói chuyện.

Bắt trẻ học quá sớm để không thua kém bạn bè

Nhiều bậc cha mẹ Việt luôn có tâm lý không thể để con thua kém bạn bè, nên ngay từ vạch xuất phát đã ép con vào khuôn khổ học tập sớm. Nhồi nhét những kiến thức văn hóa mà trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi vẫn chưa sẵn sàng tâm lý.

Trên thực tế, trẻ nên được tự do phát triển theo đúng giai đoạn việc ép buộc sớm sẽ khiến trẻ bị áp lực, thể chất và tinh thần sa sút hơn. Học tập là quá trình rèn luyện lâu dài, không thể ngày một ngày hai, việc nhồi nhét sớm tiềm năng của trẻ sẽ bị ức chế, kém thông minh.