Những thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng tôm kẻo có ngày gặp nguy

Tôm là loại hải sản ngon miệng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể đi kèm cùng tôm.

Thịt gà: Thịt gà và tôm thường không nấu chung với nhau. Tuy nhiên, khi ăn lẩu hoặc hầm cháo,... nhiều người vẫn cho lẫn 2 thứ này chung với nhau.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là một thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, thịt gà và tôm kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong, tức gây ngứa ngáy khắp người.

Đậu nành: Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu trứng khác. Chính vì thế bạn không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.

Bí đỏ: Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cho thấy tôm không nên ăn cùng bí đỏ thế nhưng theo Đông y, bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, còn tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn... nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ.

Tôm là thực phẩm bổ dưỡng. Ảnh minh hoạ

Thịt lợn: Thịt lợn ra cùng tôm là món ăn khá phổ biến lại rất ngon miệng. Tuy nhiên theo các y văn cho rằng, không nên ăn thịt lợn cùng với tôm vì chúng tương kỵ theo ngũ hành.

Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với tôm dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Táo đỏ: Không nên nấu cháo tôm cùng táo đỏ hoặc sau khi ăn tôm không nên ăn táo đỏ ngay vì khi kết hợp 2 loại này với nhau, tôm sẽ làm cho vitamin có chứa trong táo đỏ kết hợp với chất oxit asen có chứa trong thịt tôm hoặc vỏ tôm tạo thành chất triôxít asen (thạch tín) gây ngộ độc.

Lợi ích sức khoẻ từ tôm:

Tôm là một trong những loại hải sản phổ biến nhất trên thế giới. Ăn tôm sẽ cung cấp lượng protein dồi dào, khoáng chất và sở hữu hàm lượng chất béo thấp.

Nhiều hoạt tính sinh học của cơ thể cần chiết xuất methanolic, lipid trong tôm để hoạt động. Loại sinh vật biển này sở hữu đặc tính chống chảy máu, chống oxy hóa, tránh viêm, ngăn ngừa ung thư và chống quá trình tạo mạch máu trong điều trị ung thư.

Hơn nữa, tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo Maggie Michalczyk, nhà khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại Chicago, những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh.

Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.

Tôm cũng có khả năng bổ sung nhiều hợp chất chống ung thư như meso-Zeaxanthin, β-carotene, lycopene, fucoxanthin, astaxanthin, capsanthin, canthaxanthin, crocetin và phytoene. Lutein, lycopene và vitamin E trong tôm giúp chống oxy hóa hiệu quả và có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid.

Theo Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer, các astaxanthin ở loại sinh vật biển này giúp ngăn ngừa hiện tượng di căn và hạn chế suy nhược cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của những hợp chất này trong quá trình chống ung thư máu, ung thư vú , tuyến tiền liệt, gan và đại tràng. Ngoài ra, các chất oxy hóa trong tôm còn giúp ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid, tích tụ mô mỡ, từ đó hỗ trợ người mắc bệnh béo phì duy trì cân nặng ổn định.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong tôm còn có khả năng bảo vệ gan. Astaxanthin hiệu quả hơn gấp 100 lần so với vitamin E trong việc ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid và làm giảm tích tụ mỡ trong gan. Trong một thí nghiệm trên động vật tại Đại học Pennsylvania's Perelman, các chuyên gia nhận thấy, astaxanthin có khả năng điều chỉnh các gen liên quan đến quá trình sản sinh lipogen và lipid mà không ảnh hưởng tới các gen liên quan đến quá trình oxy hóa axit béo trong gan.