7 thực phẩm "đại bổ" nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe

Chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng những thực phẩm sau lại được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều dù ngon miệng đến mấy.

Phô mai

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại bổ' nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe

Phô mai là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều nó lại khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Bởi đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, vốn nổi tiếng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch vành. Phô mai cũng thường gây ra chứng ợ nóng do hormone cholecystokinin được giải phóng trong khi ăn.

Hạt yến mạch

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại bổ' nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe (Hình 2).

Nếu ăn quá nhiều yến mạch, bạn có thể gặp phải các vấn đề về ruột và đầy hơi. Một nghiên cứu cho thấy rằng các triệu chứng táo bón có thể giảm đáng kể bằng cách giảm lượng chất xơ ăn vào. Hơn nữa, ăn quá nhiều yến mạch sẽ hạn chế sự hấp thụ canxi, magiê và kẽm. Bên cạnh đó, quá nhiều yến mạch sẽ gây tăng cân, đặc biệt là nếu bạn thêm quá nhiều đồ ăn kèm.

Bạn chỉ nên ăn từ 85 - 170 gram yến mạch mỗi ngày, tùy thuộc vào lượng calo hàng ngày của bạn.

Cơm

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại bổ' nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe (Hình 3).

Tiêu thụ cơm một cách hợp lý là chìa khóa quan trọng để có một sức khỏe tốt. Ảnh minh họa.

Cơm không thể thiếu đối với người Việt nhưng ăn quá nhiều cơm không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều cơm có thể làm tăng mức insulin đột biến. Ngoài ra nó có thể làm giảm hiệu suất tinh thần do tiếp xúc với asen nồng độ thấp.

Lượng gạo vừa phải cho mỗi người là khoảng 90 gram/ngày.

Súp lơ xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy súp lơ có chứa hàm lượng chất phytochemical cao cùng các vitamin thiết yếu, carotenoid, chất xơ, đường hòa tan, khoáng chất và các hợp chất phenolic, súp lơ và các loại rau họ cải là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời.

Trong súp lơ xanh có chứa thiocyanat dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Kết quả là bạn có thể bị rụng tóc, mặt sưng lên và các vết rạn khác. Ngoài ra, súp lơ xanh cũng có thể gây ngạt mũi và gây dị ứng khác, như phát ban hoặc ngứa da.

Bạn nên tránh ăn quá 280 gram súp lơ xanh mỗi ngày.

Cá hồi

Cá hồi là một nguồn cung cấp protein nạc và axit béo omega-3 rất tốt để giảm viêm. Một phần cá hồi nặng 85g cung cấp gần 30% nhu cầu protein hàng ngày của một người trưởng thành.

Mặc dù cá hồi là lựa chọn hàng đầu của nhiều người quan tâm đến sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều omega-3 có thể có tác động tiêu cực đến số lượng tiểu cầu trong máu của bạn và thậm chí có thể làm loãng máu. Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều cá, bao gồm cả cá hồi, có thể làm tăng nồng độ thủy ngân trong máu.

Trái ngược với cá hồi hoang dã, cá hồi nuôi được phát hiện có lượng chất béo và calo cao gần gấp đôi, khi tiêu thụ nhiều có thể gây nên bệnh béo phì.

Chuối

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại bổ' nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe (Hình 6).

Chuối không chỉ là một thực phẩm ngon miệng mà các vitamin và hợp chất hữu ích của nó còn giúp tăng cường sức khoẻ.

Ăn quá nhiều chuối có thể gây sâu răng. Cũng giống như đường, loại trái cây này có thể tạo ra vi khuẩn gây hại cho răng, làm tổn thương men răng của bạn.

Ngoài ra bạn có thể bị đau đầu vì chuối chín có nhiều tyramine, là tác nhân có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu. Ăn 1 quả chuối mỗi ngày là lượng lành mạnh.

Thịt đỏ

Đời sống - 7 thực phẩm 'đại bổ' nhưng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe (Hình 7).

Ăn quá nhiều thịt đỏ không tốt cho sức khỏe.

Thịt đỏ là một nguồn protein ngon có thể giúp xây dựng xương và cơ bắp khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng ăn quá nhiều thịt đỏ, đặc biệt là cắt giảm nhiều chất béo bão hòa, có thể dẫn đến bệnh tim mạch, ung thư và tăng nguy cơ tử vong.

Để có kết quả tốt nhất, hãy ăn thịt đỏ điều độ và hạn chế, chỉ ăn hai ngày mỗi tuần.

Trúc Chi (t/h) - Người Đưa Tin

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/7-thuc-pham-dai-bo-nhung-an-nhieu-khong-tot-cho-suc-khoe-a560293.html