Tỏi mọc mầm có ăn được không?

Một số loại rau củ mọc mầm sẽ chứa độc tố nhưng tỏi mọc mầm lại có nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe.

Chống ung thư

Tỏi mọc mầm chứa nhiều hợp chất ức chế hoạt động của các tế bào gây ung thư. Quá trình nảy mầm kích thích sản sinh phytochemical - chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn sản xuất một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi mọc mầm là phương thuốc hữu hiệu đối với những người bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng. Loại củ này cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào.

Không chỉ vậy, các chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ăn tỏi mọc mầm giúp phòng ngừa cảm lạnh và loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng…

toi moc mam co an duoc khong

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống lại nhiều loại cầu khuẩn, trực khuẩn, virus. Ngoài ra, tỏi còn chứa một loại phytoncide bay hơi có vị cay, chứa lưu huỳnh là allicin.

Loại củ này rất tốt cho người bị bệnh tim mạch, đường huyết cao, huyết áp cao. Tác dụng của tỏi mạnh hơn nhiều khi mọc mầm. Tỏi mọc mầm ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Chống lão hóa

Tỏi mộc mầm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa nên có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, từ đó làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồi mồi…

Ăn tỏi mọc mầm cũng giúp giảm sự suy nhược của các cơ quan trong cơ thể. Tương tự như các loại hạt, đậu đỗ, gạo và ngũ cốc, tỏi càng già thì giá trị dinh dưỡng càng cao.

Ngăn ngừa đột quỵ

Tỏi mọc mầm cung cấp lượng chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu tụ đông. Thêm vào đó, chất nitrit trong các nhánh tỏi sẽ làm các động mạch giãn nở. Hai chất này hoạt động song song giúp ngăn ngừa đột quỵ.